Sức Khoẻ Và Đời Sống

/suckhoevadoisong

Sức Khoẻ Và Đời Sống

/suckhoevadoisong

Introduction

Sức Khoẻ Là Vàng!

Photos

Video

1. Lá khế
Lá khế có vị chát, tính lạnh, công dụng lợi tiểu, giải độc và sát ... more
1. Lá khế
Lá khế có vị chát, tính lạnh, công dụng lợi tiểu, giải độc và sát trùng, chống ngứa ngáy trên da. Để nấu nước tắm hàng ngày, mọi người dùng 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi đun sôi với nước, sau đó đổ ra chậu cho nguội, cho thêm một ít nước lạnh cho nhiệt độ vừa để tắm
Thành phần hoạt chất bên trong của lá khế đi qua da sẽ có tác dụng đẩy lùi cơn ngứa ngáy hiệu quả. Với khả năng kháng khuẩn tốt, loại lá này còn có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại trên da.
Trong quá trình tắm nên lấy bã lá khế chà xát nhẹ lên vị trí mẩn đỏ, ngứa ngáy trên da.
2. Lá chè xanh
Chè xanh hay còn gọi là trà xanh là loại lá hữu hiệu trong việc trị dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay.
Y học cho biết trong lá chè xanh chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể và có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của mề đay như tinh dầu, flavonoid, tanin và nhiều acid amin. Các thành phần hoạt chất có khả năng chống viêm kháng khuẩn tốt thích hợp sử dụng để điều trị da liễu.
Cách dùng: 20g lá chè xanh rửa sạch, đun với nước tới khi sôi thì đổ ra chậu cho nguội, cho thêm một ít nước lạnh cho nhiệt độ vừa để tắm. Thực hiện liên tục 3 ngày, các cơn ngứa vết mẩn đỏ sẽ hết.
3. Lá kinh giới
Trong Đông y, lá cây kinh giới có vị cay, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng diệt khuẩn, chữa mẩn ngứa hiệu quả. Trong lá kinh giới còn chứa vitamin và khoáng chất rất dồi dào, có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể và có khả năng chống lại các tác nhân có hại gây bệnh cho da.
Chỉ cần dùng một nắm lá kinh giới, rửa sạch, vò nát cho vào chậu nước ấm, khuấy đều rồi tắm. Lá kinh giới sẽ giúp chữa ngứa da hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể sắc lá kinh giới lấy nước uống để mát gan, trị mẩn ngứa từ bên trong.
4. Lá ổi
Một trong những loại lá tắm chữa mẩn ngứa nổi mề đay tốt nhất đó chính là lá ổi. Một nắm lá ổi nấu thành nước tắm mỗi ngày, mẩn ngứa hay rôm sảy trong ngày hè đều tiêu biến hết.
Đông y đã công nhận lá ổi có vị đắng, tính ấm, chữa mẩn ngứa, đốm đỏ rất nhạy bén.
5. Lá tía tô
Theo đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, được ví như kháng sinh tự nhiên có thể chống dị ứng, điều trị mẩn ngứa hiệu quả nên được dân gian lưu truyền sử sách từ xưa tới nay. Bạn dùng lá tía tô rửa sạch, nấu với nước trắng rồi tắm khi nước còn nóng. Thực hiện trong 3 ngày liền sẽ đạt hiệu quả cao nhất.
6. Cây cỏ sữa
Cỏ sữa là một loại cây bụi hay mọc hoang dại ở những vùng đất đá. Cỏ sữa có tính hàn, vị chua, dùng để điều trị các chứng bệnh dị ứng gây ngứa ngoài da.
Cách nhanh nhất để trị mẩn ngứa là lấy một nắm cây cỏ sữa rửa sạch, giã ra rồi đắp lên vùng bị ngứa. Một nắm khác đem vò sơ qua rồi nấu với nước sôi, tắm 1 lần/ngày trong 3 ngày là khỏi dứt điểm.
7. Lá trầu không
Lá trầu không là loại dược liệu có tính ấm, vị cay nồng khi vào cơ thể sẽ có tác dụng kháng khuẩn, đào thải độc tố rất hiệu quả.
Ngoài ra, thành phần hoạt chất bên trong lá trầu không như tinh dầu, tanin, vitamin, chất xơ,… có tác dụng rất tốt trong việc ức chế sự phát triển, lây lan của vi khuẩn và làm lành các vết gây thương trên da.
🔶 Khế không chỉ là loài cây ăn quả bổ dưỡng mà còn là vị thuốc quý báu sử ... more
🔶 Khế không chỉ là loài cây ăn quả bổ dưỡng mà còn là vị thuốc quý báu sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Với sự đa dạng trong thành phần và tác dụng dược lý mà dược liệu này có thể giảm đau, chống oxy hóa, hỗ trợ các cơ quan trong có thể… hiệu quả.
🔶 Tùy mục đích sử dụng có thể dùng dược liệu với nhiều cách và liều lượng khác nhau. Khế có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, dùng ngoài, hoặc ăn trực tiếp phần quả…
Liều lượng:
Dạng thuốc sắc:
Quả: 20-40g/ ngày
Rễ và vỏ cây: 08-12g/ngày
Hoa: 4-12g/ ngày
Lá 20-40g/ ngày
Dùng ngoài không kể liều lượng cố định.
Ngoài ra, quả Khế vắt lấy nước dùng tẩy vết gỉ sắt, hoen ố trên vải lụa, quần áo…
⚠⚠ Kiêng kỵ:
Do chứa nhiều chất acid oxalic trong quả, dễ gây sỏi thận, cản trở quá trình hấp thu canxi của cơ thể. Vì vậy, trẻ em trong giai đoạn phát triển, người có nguy cơ loãng xương cao, hay người bị bệnh thận nên hạn chế sử dụng.
Do chứa nhiều acid nên không tốt cho người có sẵn bệnh dạ dày, nên ăn lúc no.
Mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây.
📌📌 Một số bài thuốc từ Khế
💦Chữa lở sơn, mày đay, dị ứng, mẩn ngứa ngoài da
Lá Khế 20g hay hơn, nấu nước uống trong, kết hợp với lá tươi giã đắp ngoài, hoặc nấu nước tắm.
Hoặc Lá tươi giã nát bôi vào chỗ da nổi mẩn, kết hợp với vỏ Núc nác 16g sắc lên uống.
💦 Chữa chảy nước mũi, sổ mũi, đau họng, giải cảm
Quả Khế tươi 90-120g ép lấy nước uống
💦 Chữa cảm nắng, nhức đầu
Lá khế tươi 20g, lá chanh tươi 10g giã nát, vắt lấy nước uống.
💦 Chữa ho khan, ho có đờm
Hoa 4-12g tẩm nước gừng hoặc tẩm rượu gừng rồi sao thơm, sắc uống để chữa ho đờm.
Quả tươi 60-80g sắc nước uống.
Lá 20g, rửa sạch sắc còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày.
Vỏ thân cây cạo hết lớp ngoài và vỏ xanh thái nhỏ, sao vàng 20g, sắc cùng rễ cây đơn châu chấu 8g, Trần bì 4g, uống trong ngày.
Chữa tiểu không thông lợi, tiểu gắt buốt
Rễ cỏ tranh 40g, lá Khế 100g, đem tất cả sắc uống ngày 1 thang. 
NHỮNG CẶP THỰC PHẨM KHÔNG NÊN ĂN KÈM VỚI NHAU
20 mẹo vặt dưới đây giúp đẩy lùi bệnh tật đem lại hiệu quả tức thì. Mọi ... more
20 mẹo vặt dưới đây giúp đẩy lùi bệnh tật đem lại hiệu quả tức thì. Mọi người hãy lưu lại để áp dụng khi cần nhé!
1. Bị táo bón lâu ngày: Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng trong vài ba phút – khoảng độ 200 vòng.
2. Sình bụng (do ăn không tiêu): Lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần.
3. Ngứa cổ: Gãi vào vành tai.
4. Buồn ngủ: Hãy nhịn thở càng lâu càng tốt rồi thở ra.
5. Bả vai đau nhức làm tay không giơ cao được: Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu chân mày cùng bên đau.
6. Bị muỗi cắn: Thoa lăn khử mùi lên vết cắn, cơn ngứa ngáy khó chịu sẽ biến mất.
7. Hắt hơi: Dùng lưỡi ép thật mạnh vào mặt trong của hàm răng cửa phía trên, chỗ tiếp giáp với lợi.
8. Nghẹt mũi: Hơ ngải cứu từ giữa trán đến đầu đôi lông mày trong một phút, mũi sẽ thông thoáng ngay.
9. Đau bụng kinh: Hãy vuốt môi trên vài phút.
10. Tê tay: Nhẹ nhàng lắc đầu từ bên này qua bên kia.
11. Nhức răng: Dùng một cục đá lạnh chà lên vùng da giữa ngón tay cái và tay trỏ.
12. Nghe không rõ: Hướng tai phải về phía người nói.
13. Nhức đầu: Hãy ngâm tay vào một thau nước đá lạnh, rồi liên tục xòe và nắm chặt bàn tay trong nước.
14. Buốt óc: Áp lưỡi vào vòm họng từ 5-10 giây.
15. Bí tiểu: Hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền.
16. Nghẹt mũi: Hãy đặt một củ hành tây trên đầu giường.
17. Nấc cục: Dùng ngón cái và ngón trỏ bấm vào chân mày.
18. Căng thẳng: Thổi không khí vào ngón tay cái.
19. Chuột rút: Nhấc ngay chân trái của mình lên khỏi mặt đất, để yên trong giây.
20. Không thể ngừng cười: Tự véo mình một cái, hoặc nhờ người khác véo bạn một cái.
1. Đau vùng gan
Cảm giác đau vùng phía trên bên phải bụng là dấu hiệu gan c ... more
1. Đau vùng gan
Cảm giác đau vùng phía trên bên phải bụng là dấu hiệu gan có thể đang gặp vấn đề. Thông thường cơn đau này khá nhẹ nhưng đôi lúc có thể trở nên đau mạnh.
Bạn nên nhớ chức năng của gan là đào thải độc tố và giúp lọc chất cặn bã trong cơ thể, giúp cỡ thể tiêu hóa thực phẩm thành chất dinh dưỡng.
Khi gan bị ảnh hưởng bởi bệnh tật, nó sẽ không thể hoạt động hiệu quả, sưng đau, và cơ thể sẽ cảnh báo dấu hiệu cho bạn.
2. Chân và mắt cá chân sưng phù
Nếu bạn vẫn phớt lờ những cảnh báo của gan, gan sẽ phải cố gắng tự chữa lành, đổi lại sẽ hình thành các vết sẹo. Càng nhiều vết sẹo, gan càng khó hoạt động bình thường, gây ra tăng áp suất tĩnh mạch cửa.
Điều này dẫn đến dịch tích tụ ở chân khiến chân bị phù, sưng nhưng không bị đau. Nó có thể ảnh hưởng chân, bắp chân, đùi. Do tác động của trọng lực nên sự sưng phù rõ ràng nhất ở những bộ phận bên dưới của cơ thể.
3. Tăng cân
Nếu vẫn thực hiện ăn kiêng và tập luyện mà bạn vẫn bị tăng cân, không phải do ăn quá nhiều hay rối loạn hormone thì bạn nên đi khám để kiểm tra gan.
Có thể gan đang không xử lý được hết độc tố trong cơ thể (từ bia rượu, đường hóa học, chế độ ăn nhiều dầu mỡ,...), dẫn tới tích tụ độc tố chưa được thải ra trong các tế bào mỡ.
Do đó nếu muốn giảm cân trong trường hợp này, bạn cần làm sạch lá gan đang hoạt động quá tải của mình.
4. Dị ứng
Dị ứng thường là kết quả của việc gan hoạt động quá tải. Khi có quá nhiều chất đi vào máu, bộ não nhận diện chúng là tác nhân dị ứng và tiết ra các kháng thể cùng chất hóa học, gây ngứa rát.
Nếu lá gan khỏe mạnh, máu sẽ được lọc sạch các phân tử gây hại, loại bỏ các tác nhân gây dị ứng ra khỏi cơ thể.
5. Da, mắt vàng
Nếu da hay mắt chuyển sang màu vàng vọt, khoa học gọi đó là chứng vàng da. Đây không phải là bệnh mà là triệu chứng cảnh báo cơ thể hoạt động bất ổn.
Thông thường, vàng da xuất hiện khi gan bị bệnh khiến cơ thể tích tụ quá nhiều bilirubin.
Bilirubin là một sắc tố có màu vàng cam được hình thành trong quá trình phá vỡ hồng cầu bình thường trong máu. Bilirubin đi qua gan và được bài tiết ra khỏi cơ thể thông qua phân và một lượng nhỏ trong nước tiểu.
6. Mệt mỏi kinh niên
Dấu hiệu mệt mỏi kinh niên giống như bị cúm một thời gian dài. Nếu kéo dài ít nhất 6 tháng thì có thể xác định là mệt mỏi kinh niên.
Lý do là bởi gan tích tụ nhiều độc tố. Gan là cơ quan lớn nhất của cơ thể có chức năng chuyển hóa glucose thành glycogen và tích trữ nó để sử dụng sau này.
Gan khỏe mạnh sẽ chuyển hóa glucose trong thời gian giữa các bữa ăn hằng ngày hay khi cơ thể cần dinh dưỡng và năng lượng. Trong khi đó, gan bị bệnh chuyển hóa glucose khó khăn và khả năng lưu trữ thấp.
Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng nếu phát hiện dấu hiệu nhẹ của suy gan. Thứ nhất, gan có cơ chế tự chữa lành. Bạn chỉ cần cho gan nghỉ ngơi bằng lối sống lành mạnh. Để thải độc gan, bạn chỉ cần thói quen sinh hoạt lành mạnh, tự nhiên như uống trà xanh, nước chanh ấm, ăn trái cây, hoa quả tươi,...
Bài thuốc kinh nghiệm từ cây long não
📌Chữa viêm họng, ho, đờm khò khè ... more
Bài thuốc kinh nghiệm từ cây long não
📌Chữa viêm họng, ho, đờm khò khè
Bột từ cây Long não 1,5g, phèn chua 7g, băng phiến đại bi 3g, tất cả hòa tan trong một ít cồn rồi thêm nước ấm vừa đủ 30ml. Khi dùng lấy tăm bông tẩm thuốc bôi vào họng. Ngày dùng vài lần.
📌 Chữa hôi nách
Bột Long não 0,4g, gừng sống 1 miếng. Giã nhỏ, lấy nước xoa vào nách. Ngày làm vài lần.
📌 Chữa đau răng
Long não 3g, chu sa 3g. Nghiền thành bột, xát vào chỗ đau răng.
📌 Trị trẻ em ghẻ, lở ngứa
Long não, hoa tiêu, mè đen lượng đủ bôi tán thành bột mịn trộn với vaselin để bôi.
📌 Trị chàm ở chân bội nhiễm hoặc loét
Long não 3g, đậu hũ 2 miếng, trộn nát đắp ngoài.
Trị đau khớp do bong gân
Dùng Long não pha cồn 10% để xoa bóp hoặc chế dầu Long não gồm Long não và dầu tùng tiết, trộn lại bôi chỗ đau. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm Cốt toái bổ: Vị thuốc quý bổ gân cốt.
📌 Liều dùng và lưu ý
Dùng ngoài: Lượng vừa đủ tán bột trộn với dầu hoặc cồn bôi.
Uống trong: 0,1 – 0,2 g thuốc tán hoặc rượu.
⚠Chú ý: Cơ thể nóng sốt không uống. Thuốc có độc nên phải hết sức thận trọng, nhất là đối với phụ nữ và trẻ em. Thuốc kỵ lửa.
Cây long não là loại thảo dược quý dùng để chữa bệnh. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều loại thảo dược khác, khi sử dụng bạn cần tham vấn ý kiến của bác sĩ có chuyên môn.