KHÔNG PHẢI NGƯỜI XUẤT SẮC MỚI TỰ KỶ LUẬT MÀ LÀ TỰ KỶ LUẬT MỚI TRỞ THÀNH NGƯỜI XUẤT SẮC
KHÔNG PHẢI NGƯỜI XUẤT SẮC MỚI TỰ KỶ LUẬT MÀ LÀ TỰ KỶ LUẬT MỚI TRỞ THÀNH NGƯỜI XUẤT SẮC
KHÔNG PHẢI NGƯỜI XUẤT SẮC MỚI TỰ KỶ LUẬT MÀ LÀ TỰ KỶ LUẬT MỚI TRỞ THÀNH NGƯỜI XUẤT SẮC
KHÔNG PHẢI NGƯỜI XUẤT SẮC MỚI TỰ KỶ LUẬT MÀ LÀ TỰ KỶ LUẬT MỚI TRỞ THÀNH NGƯỜI XUẤT SẮC
1. VÌ SAO CẦN PHẢI TỰ KỶ LUẬT?
Hầu hết chúng ta chỉ nhìn vào kết quả mà người khác đạt được nhưng lại bỏ quên nỗ lực đằng sau thành công đó.
Có thể bạn cho rằng: Những người giữ nguyên tắc cứng nhắc đều thật là nhàm chán! Khi người ta rong chơi vui vẻ thì họ kiếm một chỗ vùi đầu đọc sách. Khi người ta thưởng thức của ngon vật lạ thì họ lại đổ mồ hôi như mưa trong phòng tập thể hình. Ngày cuối tuần, người ta lười biếng ngủ nướng đến tận trưa thì họ vẫn kiên trì như mọi ngày: Dậy sớm, chạy bộ, đọc sách, làm việc…
Người như vậy thật chẳng có gì thú vị, thậm chí cứ như là đang ngược đãi bản thân vậy, cuộc sống cũng chẳng còn chút thoải mái, tự do nào.
Nhưng sự thật là: người tự kỷ luật lại tự do hơn nhiều so với người vô kỷ luật.
Nếu một người chỉ luôn làm những gì mình muốn, coi trọng hưởng thụ mà không biết nỗ lực, thì rõ ràng họ không có trách nhiệm với bản thân mình. Hiện tại dường như là tự do, nhưng một ngày nào đó, họ sẽ nhận ra rằng mình đã trì trệ quá lâu, không còn theo kịp những người tự kỷ luật nữa rồi.
Khoảng cách giữa người tự kỷ luật và người không kỷ luật là rất nhỏ. Một ngày, hai ngày có thể bạn sẽ không nhìn ra. Một tháng, hai tháng e rằng vẫn chưa thể nhận ra. Nhưng một năm, hai năm, thậm chí mười năm, hai mươi năm, chắc chắn bạn sẽ nhìn thấy sự khác biệt rõ ràng. Người tự kỷ luật và người không kỷ luật cuối cùng rồi sẽ đi trên những con đường hoàn toàn khác nhau.
Càng tự kỷ luật, lời nói càng có trọng lượng, đường đời càng thành công và cuộc sống càng hạnh phúc
Còn mỗi một hành vi vô kỷ luật, đều là tự làm khổ bản thân mình.
Không cam chịu làm nô lệ của ham muốn tầm thường, sự tự kỷ luật sẽ thúc đẩy chúng ta sống tích cực và thành công hơn.
2. CÓ THỂ KIÊN TRÌ ĐƯỢC, ĐÓ CHÍNH LÀ KỶ LUẬT
Tác gia Haruki Murakami bắt đầu viết từ năm 30 tuổi, đến nay ông đã viết gần 40 năm, sáng tác một lượng lớn tác phẩm kinh điển nổi tiếng cả trong và ngoài Nhật Bản.
Haruki Murakami có thói quen chỉ viết 4.000 từ mỗi ngày, 400 từ một trang, và khi viết được 10 trang thì dừng lại. Ngày nào cũng đều đặn như vậy
Jack Ma, mặc dù đã là một ông chủ thành danh, nhưng ông vẫn học tập không ngừng, sợ rằng không học tập thì chính mình sẽ lạc hậu. Ông vẫn luôn giữ thói quen đọc sách mỗi ngày trước khi đi ngủ.
Bill Gates cũng đặc biệt yêu thích đọc sách. Suốt mấy chục năm qua ông đều kiên trì mỗi tuần đọc xong ít nhất hai cuốn sách. Phải yêu cầu bản thân nghiêm khắc, ông mới duy trì được thói quen ấy thường hằng.
3. KHÔNG PHẢI NGƯỜI XUẤT SẮC MỚI TỰ KỶ LUẬT MÀ LÀ TỰ KỶ LUẬT MỚI TRỞ THÀNH NGƯỜI XUẤT SẮC
Những người có thể chân chính vươn đến đỉnh cao, chắc chắn luôn là người chuyên tâm dồn chí, luôn luôn kiên trì tiến lên phía trước.
Muốn thành công không thể đi đường gần, lại càng không thể hấp tấp vội vàng. Mỗi bước đi hãy luôn là những bước chắc chắn. Tự kỷ luật bản thân, chúng ta có thể trở thành hình tượng mà mình yêu thích, sống cuộc sống mà mình mong muốn.
Thay vì để những giấc mơ bị b.ó.p n.g.h.ẹ.t, hãy tự yêu cầu bản thân nỗ lực trong tất cả mọi việc.
Càng chăm chỉ, càng nỗ lực, càng kỷ luật, càng xuất sắc. Đây chính là lý do vì sao chúng ta nên tự kỷ luật bản thân mình.
#kienthuckinhdoanh